Qua nhiền năm kinh nghiệm làm hồ sơ định cư Úc, chúng tôi nhận thấy đây là thắc mắc chung của nhiều đương đơn phía Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin phân tích một số yếu tố cơ bản để giúp đương đơn và người bảo lãnh hiểu rõ hơn về từng diện bảo lãnh đi Úc để có quyết định phù hợp cho chính hoàn cảnh của mình.
1. Sự giống nhau:
Bảo lãnh theo diện hôn thê/hôn phu:
Căn cứ xét cấp visa dựa trên sự thật mối quan hệ: Điều quan trọng nhất là phải chứng minh được đương đơn và người bảo lãnh có mối quan hệ thật, tình yêu đích thực và được duy trì lâu dài. Hai người đã từng gặp nhau, tiếp xúc nhau trực tiếp.
Như thế nào thì được xem là hôn thê hôn phu ở Việt Nam?
Bảo lãnh theo diện kết hôn:
Căn cứ xét cấp visa dựa trên mối quan hệ thật, hôn nhân thật: Về bản chất thì loại visa này cũng giống như loại visa đính hôn, nghĩa là đương đơn và người bảo lãnh phải chứng minh được mối quan hệ của họ là thật và hôn nhân là thật.
Nhưng để tiến hành hồ sơ bảo lãnh diện kết hôn thì hai người phải tiến hành đăng ký kết hôn và nộp Giấy đăng ký kết hôn vào hồ sơ bảo lãnh như một điều kiện bắt buộc.
Lưu ý: Các diện quan hệ đồng giới khi nộp xin visa, cũng có thể xin theo diện 309 này tuy rằng đồng giới không nhất thiết phải đăng ký mà những đối tượng đồng giới xin theo diện sống chung không giá thú (de facto).
2. Sự khác nhau:
a. Khác nhau về thủ tục:
Diện hôn thê/hôn phu:
Mở hồ sơ theo diện này thì người bảo lãnh phải có:
Để có được 2 loại giấy này không khó khăn lắm và sau khi đương đơn đến Úc thì việc đăng ký kết hôn cũng khá đơn giản.
Diện vợ/chồng:
Đương đơn phải cung cấp Giấy Đăng Ký Kết Hôn của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với các đương đơn phía Việt Nam, việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, dễ gây chán nản cho đương đơn và người bảo lãnh.
b. Sau khi đến Úc:
Với hồ sơ theo diện hôn thê/hôn phu: đương đơn sau khi đến Úc phải đăng ký kết hôn và nộp hồ sơ xin visa diện vợ/chồng (visa 820) trong vòng 9 tháng kể từ ngày được cấp visa hôn thê/hôn phu. Thời gian để đương đơn xin Thường trú nhân sẽ là 2 năm kể từ ngày nộp hồ sơ visa diện vợ/chồng (visa 820).
Với hồ sơ theo diện kết hôn: thời gian để người được bảo lãnh xin Thường trú nhân là 2 năm kể từ ngày mở hồ sơ xin visa diện vợ/chồng (visa 309) tại Việt Nam.
Kết luận: Mỗi diện bảo lãnh đi Úc sẽ có điểm thuận lợi và khó khăn khác nhau. Với những phân tích bên trên, hy vọng các bạn biết được diện bảo lãnh nào thực sự phù hợp với mình.
Diện Vợ/Chồng, Hôn Thê/Hôn Phu, Đồng Tính 2023 | Developed by luongkhai.me